Trong quá trình sử dụng máy tính hệ điều hành Windows 10, các bạn sẽ thường xuyên gặp những sự cố không mong muốn. Bạn có thể Reset Win 10 để khôi phục tình trạng máy tính như ban đầu không sợ mất dữ liệu thì hãy xem ngay cách dưới đây.

Reset Win 10 trên máy tính sẽ ra sao?
Khi bạn muốn Reset Windows 10 thì sẽ có 2 trường hợp:
- Keep my files: Xóa tất cả các phần mềm, chương trình trên máy tính nhưng vẫn giữ lại dữ liệu cá nhân trên máy tính.
- Remove everything: Nếu bạn chọn trường này thì bạn máy tính của bạn sẽ giống như tình trạng mới mua về, không có bất kỳ dữ liệu, chương trình, phần mềm nào cả. Nó sẽ xóa sạch những thứ trong máy tính của bạn.
Tuy nhiên, sau khi chọn Remove everything bạn vẫn có những tùy chọn khác như:
- Bạn có thể lựa chọn dữ liệu nào sẽ cần xóa hoặc giữ lại tùy thuộc vào bạn.
- Tất cả các phần mềm cá nhân đều sẽ bị gỡ bỏ.
- Tất cả những tài khoản user trên máy tính sẽ bị xóa.
- Tất cả các thiết lập trên máy tính Windows 10 sẽ được khôi phục về mặc định.
- Nếu máy tính có nhiều hơn 1 ổ (phân vùng) trên Windows 10 thì bạn có thể lựa chọn xóa một hoặc nhiều ổ hay có thể xóa cả Disk.
- Tất cả các phần mềm, ứng dụng, chương trình cũng như Driver bạn cài đặt trước kia cũng sẽ bị gỡ bỏ.
- Việc Reset Win 10 cũng không quá phức tạp, tuy nhiên quá trình diễn ra sẽ mất khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ.
Reset Win 10 nhưng giữ lại file cá nhân
Cách Reset Win 10 này thường được nhiều bạn sử dụng, bởi nó vẫn giữ lại những dữ liệu quan trọng.
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần mở mục Settings bằng cách nhấn vào biểu tượng răng cưa trên Start Menu hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I
.
Bước 2: Trong giao diện Settings, bạn hãy click chọn Update & security.
Bước 3: Bên trái Update & security, hãy chọn Recovery.
Bước 4: Tiếp đến, bên phải bạn sẽ chọn Get Started trong mục Reset this PC.
Bước 5: Hộp thoại Choose an option xuất hiện, bạn sẽ có 2 lựa chọn Keep my files và Remove everything:
- Keep my files: Lựa chọn này sẽ xóa hết những chương trình, phần mềm trên máy tính, nhưng vẫn giữ lại dữ liệu cho bạn.
- Remove everything: Xóa toàn bộ mọi thứ trên máy tính Windows 10 kể cả dữ liệu bạn đã lưu.
Bước 6: Ở đây mình sẽ chọn Keep my files và sẽ nhìn thấy danh sách những phần mềm, ứng dụng sẽ bị xóa bỏ trong quá trình Reset Win 10 trên laptop. Sau đó nhấn Next để tiếp tục.
Bước 7: Một cảnh báo sẽ xuất hiện để xác định bạn có muốn Reset Windows 10 hay không, bạn sẽ nhấn Next để tiếp tục nhé.
Bước 8: Cuối cùng tại màn hình Ready to reset this PC, bạn sẽ chọn Reset để khởi động lại máy tính và bắt đầu quá trình reset máy tính (Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian, bạn nên ra ngoài hít thở không khí và làm ly cafe để tỉnh táo nhé).
Bước 9: Sau khi quá trình Reset Win 10 kết thúc, banh sẽ thấy màn hình khóa Lock Screen trên màn hình laptop. Bạn chỉ cần nhập tên người dùng và mật khẩu để truy cập Desktop máy tính Windows 10 nhé.
Reset Win 10 và xóa sạch mọi thứ
Bước 1: Trước tiên bạn vào Settings, tiếp đến chọn Update & security > Recovery. Tại mục Reset this PC chọn Get Started.
Bước 2: Tại giao diện Choose an option, chọn Remove everything.
Bước 3: Nếu trên máy tính có nhiều hơn 2 ổ, bạn sẽ thấy trên giao diện Your PC has more than one drive có 2 tùy chọn:
- Only the drive where Windows is installed: Chỉ xóa ổ đĩa chứa Windows 10.
- All drives: Xóa tất cả các ổ đĩa.
Lời khuyên cho bạn là click chọn tùy chọn Only the drive where Windows is installed. Nếu chọn tùy chọn All drives thì nên sao lưu tất cả dữ liệu trên tất cả các ổ để không bị mất các dữ liệu quan trọng.
Bước 4: Tích chọn Show me the list of drives that will be affected để xem danh sách các ổ đĩa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn click chọn tùy chọn All drives.
Còn nếu chọn Only the drive where Windows is installed thì bạn thực hiện các bước tiếp sau.
Bước 5: Tại giao diện Do you want to clean the drives, too?, bạn sẽ tiếp 2 sự lựa chọn:
- Just remove my files: Nếu bạn chỉ muốn Reset Win 10 nhanh chóng bằng cách xóa tập tin thì nên chọn mục này.
- Remove files and clean the drive: Nếu bạn lựa chọn mục này sẽ xóa sạch mọi dữ liệu trên máy tính và mất nhiều thời gian hơn. Chọn cách này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể khôi phục dữ liệu như cũ được.
Bước 6: Tiếp đến, sẽ xuất hiện cửa sổ cảnh báo cho bạn việc Reset Windows 10 sẽ xóa dữ liệu trên máy tính, bạn chỉ việc chọn Next để tiếp tục.
Bước 7: Sau cùng tại giao diện Ready to reset this PC, bạn hãy chọn Reset để khởi động lại máy tính và bắt đầu quá trình reset máy tính Windows 10 nhé.
Thời gian diễn ra quá trình reset Win 10 tùy vào kích thước dữ liệu của bạn, quá trình thường diễn ra từ 20 – 120 phút. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy màn hình Lock Screen quen thuộc, bạn chỉ cần đăng nhập vào là được nhé.
Reset Windows 10 từ Boot
Bước 1: Boot vào tùy chọn Advanced Startup, sau đó hãy chọn Troubleshoot.

Bước 2: Tiếp đến chọn Reset your PC.

Bước 3: Tiếp đến hộp thoại Choose an option hiện ra, bạn sẽ nhìn thấy 2 tùy chọn:
- Keep my files: Xóa toàn bộ ứng dụng, cài đặt nhưng vẫn giữ lại dữ liệu.
- Remove everything: Xóa toàn bộ mọi thứ, máy tính sẽ trở về mặc định như lúc mới mua.

Ở đây mình sẽ sử dụng Remove everything để thực hiện.
Bước 4: Nếu giao diện xuất hiện thông báo Insert Media, thì bạn phải chèn Windows 10 Installation media hoặc ổ Recovery để tiếp tục.

Bước 5: Hãy chọn vào Windows 10 installation mà bạn muốn Reset Win 10.
Bước 6: Nếu máy tính Windows 10 của bạn có từ 2 ổ trở lên, màn hình sẽ hiện lên 2 tùy chọn:
- Only the drive where Windows is installed: Chỉ ổ chứa bộ cài Windows.
- All drives: Tất cả các ổ.
Bước 7: Sau khi lựa chọn ở bước 6, bạn chọn Just remove my files hoặc Fully clean the drive ở giao diện tiếp theo.
- Just remove my files: Xóa mọi thứ nhưng vẫn có thể khôi phục lại dữ liệu.
- Fully clean the drive: Xóa sạch mọi thứ nhưng không thể khôi phục lại được dữ liệu.

Bước 8: Tiếp theo tích chọn Reset để bắt đầu quá trình reset lại máy tính của bạn.

Bước 9: Chờ cho quá trình Reset Win 10 hoàn tất.

Bước 10: Sau khi quá trình hoàn tất, bạn chọn quốc gia bạn sinh sống, App language, Keyboard layout, và múi giờ, sau đó click chọn Next.
Bước 11: Tích chọn Accept.
Bước 12: Tiếp đến chọn loại kết nối với máy tính rồi chọn Next.
Bước 13: Tiếp đến tích chọn Use express setting hoặc Customize settings để tiếp tục thực hiện cài đặt Windows 10.
Nếu bạn chọn tùy chọn Customize settings thì tiếp tục.
Bước 14: Thiết lập tắt hoặc mở mục Personalization rồi nhấn Next.
Bước 15: Thiết lập tắt hoặc mở Connectivity and error reporting, sau đó tích chọn Next.
Nếu chọn tùy chọn Use Express settings thì
Bước 16: Thiết lập tắt hoặc mở Browser, protection, and update nếu bạn muốn, sau đó tích chọn Next.
Bước 17: Lúc này Windows 10 sẽ kiểm tra kết nối Internet của bạn.
Nếu có kết nối Internet: bạn thực hiện tiếp bước 18.
Nếu không có kết nối Internet: bạn thực hiện theo bước 20B.
Bước 18: Đặt tên người dùng, sau đó tích chọn Next.
Lưu ý: Trên phiên bản Windows 10 Home bạn không nhìn thấy cài đặt này.
Với Windows 10 Pro:
- My organization = Domain (miền).
- I own it = Local home PC.
Với Windows 10 Enterprise:
- Join Azure AD: Tích chọn mục này nếu bạn sử dụng Office 365 hoặc các service business từ Microsoft.
- Join a domain: Chọn mục này nếu bạn muốn thiết lập Windows bằng tàu khoản Local.
Bước 19: Nếu bạn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft, sau đó thực hiện theo bước dưới đây.
Bước 20: Thiết lập Windows bằng tài khoản Microsoft.
A/ Nhập địa chỉ email và mật khẩu tài khoản Microsoft của bạn, sau đó tích chọn Sign in.
B/ Nếu bạn phải xác minh 2 bước để mở tài khoản Microsoft, chọn cách thức mà bạn muốn để nhận mã code, sau đó click chọn Next.
C/ Nhập mã code sau khi bạn nhận được, sau đó tích chọn Next.
D/ Nếu bạn muốn sử dụng mã PIN trên Windows 10 thì chọn PIN me. Nếu không muốn thì chọn Skip this step.
E/ Nếu bạn muốn sử dụng OneDrive thì chọn Next. Nếu không thì chọn Save new files only to this PC by default.
F/ Nếu muốn sử dụng Cortana Windows 10 thì chọn Next. Nếu không muốn bạn chọn Not now.
Sau đó làm tiếp ở bước 22.
Bước 21: Thiết lập Windows bằng tài khoản Local.
A/ Chọn Skip this step.
B/ Nhập username, password và password hint tài khoản Local, tiếp đến nhấn Next và thực hiện tiếp theo bước 25.
Bước 22: Tiếp đến sẽ xuất hiện giao diện Windows 10 như thường lệ.
Bước 23: Chọn Yes hoặc No để mở Network Discovery.
Bước 24: Bạn có thể thiếp lập mọi thứ như múi giờ, ngày tháng,…
Bước 25: Bạn có thể cài đặt bất kỳ chương trình, phần mềm nào bạn muốn.
Lời kết
Như vậy, trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách reset Win 10 trên máy tính chi tiết an toàn không sợ mất dữ liệu cũng như xóa sạch mọi thứ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy comment ở bên dưới bài viết này nhé. Chúc các bạn thành công!